Ngôn ngữ/言語 

Giáo dục người khiếm thính

Đầu trang > Giới thiệu > Giáo dục người khiếm thính

Trường Nhật ngữ Shinjuku đã tham gia vào ngành giáo dục tiếng Nhật cho người nước ngoài, tính đến thời điểm hôm nay đã hơn 40 năm.

Tuy nhiên, trường Nhật ngữ Shinjuku còn tiến thêm một bước nữa. Với mục tiêu đóng góp cho sự phát triển của Nhật Bản, ngoài việc dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài tại Tokyo, trường còn nỗ lực trong việc giáo dục cho người khiếm thính.

Động cơ

Giáo viên của trường khiếm thính tại tỉnh Kanagawa sau khi đọc được cuốn sách do thầy hiệu trưởng Takahide Ezoe viết, đã tham gia khóa học chuyên sâu do trường Nhật ngữ Shinjuku tổ chức. Và đây chính là cơ hội đã đưa đến sự hợp tác giữa trường Nhật ngữ Shinjuku và các trường giáo dục cho người khiếm thính tại Nhật Bản.

Sau khi liên tiếp thực hiện các giờ học thực hành đã cho thấy phương pháp giảng dạy Ezoe rất có hiệu quả trong việc giảng dạy cho người khiếm thính. Phương pháp đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các trường giáo dục người khiếm thính, và hiện nay cũng đã có rất nhiều trường đang áp dụng phương pháp giảng dạy Ezoe này.

Những điểm chung của học sinh người nước ngoài và các trẻ em khiếm thính

Giữa 2 đối tượng này, thoạt nhìn thì có vẻ không liên quan nhưng thực tế lại có rất nhiều điểm chung. Học sinh nước ngoài thường mắc lỗi trong việc sử dụng các giới từ vì lượng tiếng Nhật họ nghe ít hơn so với người Nhật bản xứ. Điều này giống với các trẻ em khiếm thính, các em khiếm thính thì khả năng nghe tiếng Nhật cũng rất hạn chế, nên dẫn đến việc mắc lỗi sai khi sử dụng giới từ.

Phương pháp giảng dạy Ezoe dùng màu sắc để phân biệt các từ loại trong tiếng Nhật, trực quan hóa ngữ pháp bằng cách sử dụng tranh ảnh (hay thẻ ngữ pháp). Sự rõ ràng dễ hiểu của phương pháp đã thu hút được sự quan tâm của các trường học dành cho người khiếm thính tại Nhật, với ngày càng nhiều trường học cho người khiếm thính đã sử dụng phương pháp giảng dạy Ezoe vào các bài giảng của họ.

Những nỗ lực đóng góp cho giáo dục người khiếm thính

Chúng tôi đã hợp tác với các trường dành cho người khiếm thính để đưa phương pháp giảng dạy Ezoe vào các giờ học thực tế. Trường của chúng tôi được mời tham gia vào các buổi học và hội thảo nghiên cứu nội bộ định kỳ của trường khiếm thính, nơi các lớp học sử dụng thẻ ngữ pháp trong giờ học, dùng màu sắc để phân biệt các từ loại, có thể thấy được các giáo viên ở đây đã ứng dụng phương pháp Ezoe vào giảng dạy cho trẻ em khiếm thính. Và khi được mời làm giảng viên trong các buổi hội thảo có cả phụ huynh học sinh tham gia, tôi đã có buổi nói chuyện về phương pháp sử dụng thẻ ngữ pháp, và cách viết tiếng Nhật.

Trong những năm gần đây, Trường Nhật ngữ Shinjuku nhận được rất nhiều lời mời từ các trường học dành cho người khiếm thính trên khắp Nhật Bản như ở Saga, Okinawa, Hokkaido, Miyazaki, để tổ chức các buổi học tập và hội thảo.
Giáo viên của trường học khiếm thính đã tham gia buổi học tập do trường Nhật ngữ Shinjuku tổ chức, và các báo cáo của họ đã nhận được phản hồi tích cực từ hội viên của hội nghiên cứu giáo dục cho người khiếm thính. Tháng 7 năm 2008, chúng tôi đã trình bày về ngữ pháp tiếng Nhật trực quan, "giảng dạy tiếng Nhật bằng ngữ pháp Ezoe" tại Buổi nghiên cứu giáo dục dành cho người khiếm thính lần thứ 31. Sau đó, vào tháng 2 năm 2009 trong buổi nghiên cứu tập trung, chúng tôi đã tổ chức buổi diễn thuyết với chủ đề về "Phương pháp giảng dạy Ezoe".
Trường của chúng tôi đã xuất bản sách hỗ trợ giảng dạy đặc biệt cho học sinh tiểu học vào niên độ Heisei 23. Bộ sách dạy tiếng Nhật cho trẻ em khiếm thính gồm sách giáo khoa "Cách dạy ngữ pháp tiếng Nhật " và đĩa DVD đính kèm dựa trên phương pháp giảng dạy Ezoe, hiện đang được bán bởi công ty Nikkyohan.